BSC (Balanced Scorecard) hay Thẻ điểm cân bằng/Bảng điểm cân bằng là công cụ giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu và chiến lược của mình. Có thể hiểu, BSC vừa là một hệ thống quản lý, vừa là một hệ thống đo lường và là một công cụ trao đổi thông tin hữu ích.
1. Thước đo khách hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) trong khía cạnh này dùng để đo lường thông qua việc giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Cụ thể: kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách hàng mới là bao nhiêu, mức độ hứng thú của họ với sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào?, …
2. Thước đo tài chính
Với thước đo tài chính, thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả liên quan tới tài chính. Tài chính bao gồm lợi nhuận, tăng trưởng, nợ, vốn, dòng tiền hoạt động, hệ số vòng quay hàng tồn kho, … Tài chính là nhân tố dễ nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược và là mảnh ghép quan trọng trong công cụ BSC.
3. Thước đo quá trình nội bộ
Hiểu đơn giản, thước đo này giúp đo lường chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Chẳng hạn hiệu suất, tỷ lệ sai sót, thời gian chu trình, … Bên cạnh đó, khía cạnh quá trình nội bộ còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng, thay đổi kỹ thuật, …
4. Thước đo học tập và phát triển
Thước đo học tập và phát triển là cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được hiệu quả như mong muốn. Khía cạnh này là lợi thế để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Thước đo dựa trên thẻ điểm BSC chính là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Lời kết: Mô hình Thẻ điểm cân bằng được hình thành bởi 4 yếu tố khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ và học tập & phát triển. Đây đều là 4 thước đo hiệu quả, năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Bốn yếu tố này có sự liên kết và mối quan hệ hỗ trợ tác động lẫn nhau.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét