KPI là công cụ quản trị hiệu suất trong doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy KPI có ưu điểm và nhược điểm thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Ưu điểm của KPI trong đánh giá thực hiện công việc
1.1 Đo lường kết quả công việc
Với mục đích chính là theo dõi tiến trình, KPI cung cấp kết quả chính xác dưới dạng số, số liệu hoặc thống kê. Cá nhân, nhóm hay tổ chức có thể dễ dàng đo lường và theo dõi tiến trình của mục tiêu và hiểu phần nào của công việc cần tập trung hơn. Ngoài ra, KPI sẽ cho kết quả hàng ngày, hàng tuần, định kỳ theo yêu cầu hoặc loại mục tiêu.
1.2 Liên kết trong tổ chức
KPI giúp mọi người liên kết với mục tiêu. Điều này duy trì động lực làm việc của nhân viên, đồng thời, đảm bảo công việc đi theo đúng hướng.
1.3 Chiến lược trong tương lai của tổ chức
Theo dõi hiệu quả công việc bằng KPI có thể giúp nhà quản lý thiết kế lại hoặc thay đổi chiến lược dựa theo hiệu suất mục tiêu trước đó. KPI hỗ trợ tổ chức hiểu rõ về khả năng, chỉ số hiệu suất và năng suất của từng cá nhân. Từ đó, nhà quản lý/lãnh đạo có thể đặt ra các mục tiêu, chiến lược trong tương lai.
2. Nhược điểm của KPI trong đánh giá thực hiện công việc
- Nếu KPI chưa được xác định rõ ràng và phù hợp sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực, tạo tâm lý hoang mang, chán nản của nhân viên. Điều này dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp.
- Khi triển khai và xây dựng KPI, các chỉ số này có thể không đáp ứng tiêu chí SMART sẽ ảnh hưởng đến quy trình và hiệu quả quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.
- Trường hợp KPI xây dựng thiếu chính xác hay vượt quá tầm với và thiếu thực tế sẽ dẫn tới tình trạng mất động lực của nhân viên. Nếu không thận trọng sẽ dẫn tới nguy cơ đánh mất nguồn lực quý giá trong doanh nghiệp.
- KPI phải thay đổi linh hoạt và phù hợp với những mục tiêu của doanh nghiệp. Sẽ thế nào nếu KPI cứ đứng im trong những giai đoạn phát triển khác nhau của tổ chức? Điều này dẫn tới hiệu suất kém, có xu hướng suy giảm hay vượt khỏi tầm tay của nguồn lực nhân sự.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét