Cùng khám giá về lương 3P và sự phát triển của hệ thống trả lương này tại Việt Nam nhé!
1. Khái niệm lương 3P
Hệ thống lương 3P được định nghĩa "là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động".
Do đó, tiền lương của người lao động được nhận trong tháng sẽ là: P = P1 + P2 + P3. Số tiền lương nhân viên được nhận mỗi tháng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào P2 (lương theo năng lực) và P3 (lương theo kết quả). Và P1 chỉ là tiền lương cơ bản cố định dành cho người lao động.
2. Sự phát triển của hệ thống lương 3P tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống lương 3P cũng “du nhập” từ khá sớm (những năm trước 2010). Có thể là trong những năm 200x (đầu thế kỷ 21) khi Mercer và HAY đưa vào thông qua các dự án tư vấn cho doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Năm 2012, các doanh nghiệp tư nhân cải tổ hệ thống lương, dần bứt ra khỏi cách thức trả lương kiểu Nhà nước. Các khá niệm lương trả theo hiệu suất được truyền bá rộng rãi. Đến năm 2015, Nhà nước ra Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH nói về cách xây dựng lương 3P của Nhà nước, chủ yếu hiểu rõ hơn về cách thức triển khai P1.
Nói về lương 3P, không thể không nhắc tới công ty tư vấn OCD và chuyên gia tư vấn độc lập về mô hình 3P, Nguyễn Ngọc Tùng. "Mô hình 3P là tạo nên sự công bằng giữa các nhân viên trong nội bộ công ty, cũng như sự cân bằng giữa môi trường lương thưởng bên trong và bên ngoài công ty, từ đó, đảm bảo nhân viên được công nhận, thu hút, giữ chân và tạo động lực cho nhân viên".
Cho đến thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống lương 3P. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc ứng dụng lương 3P nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thất bại. Một số nguyên nhân được nêu ra như thiếu quyết đoán; thiếu quyết tâm đi đến tận cùng vấn đề; không biết cách triển khai; ...
0 nhận xét :
Đăng nhận xét